Quy chế hội viên Hội Thẩm định giá Việt Nam

 

HỘI THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

______________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

 

 

QUY CHẾ HỘI VIÊN

CỦA HỘI THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 144/2018/QĐ-HTĐGVN ngày 1 tháng 8 năm 2018 về việc ban hành Quy chế hội viên của Hội TĐGVN)

 

Điều 1. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên

1. Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:

+ Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn định giá và thẩm định giá, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội;

+ Hội viên danh dự: Những cá nhân, tổ chức có uy tín, có năng lực tài chính, không trực tiếp tham gia các hoạt động của Hội nhưng quan tâm và đóng góp cho sự phát triển của Hội, được Ban Chấp hành Hội công nhận;

+ Hội viên liên kết: Các doanh nghiệp liên doanh hoặc có 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá, có nguyện vọng, tự nguyện xin gia nhập Hội và có đóng góp cho sự phát triển của Hội, tán thành Điều lệ Hội, được Ban Chấp hành Hội xem xét và công nhận là hội viên liên kết;

+ Ngoài ra, Hội có thể mời các nhà quản lý, chuyên gia khoa học, kỹ thuật, kinh tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá, có nhiệt tình với Hội làm cố vấn cho Hội.

2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:

+ Hội viên tổ chức:  

- Là các tổ chức Việt Nam có tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn định giá và thẩm định giá, được cấp giấy phép hoạt động, tổ chức Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến thẩm định giá.

- Tán thành Điều lệ Hội.

- Tự nguyện làm đơn xin gia nhập.

- Đại diện hội viên tổ chức phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó hoặc là người được ủy quyền hợp pháp. Khi thay đổi người đại diện, hội viên phải thông báo bằng văn bản cho Ban Chấp hành Hội.

- Khi tổ chức đăng ký trở thành hội viên thì tổ chức đó đại diện cho toàn thể cán bộ nhân viên trong tổ chức; nhưng không phải toàn thể cán bộ, nhân viên trong tổ chức đương nhiên là hội viên cá nhân nếu các cá nhân đó không đăng ký gia nhập Hội để trở thành hội viên cá nhân.

+ Hội viên cá nhân: là công dân Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá hoặc có liên quan đến lĩnh vực thẩm định giá (bao gồm công dân trong hội viên tổ chức và những tổ chức chưa phải là hội viên tổ chức), tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập.

Điều 2. Quyền của hội viên

          - Quyền lợi lớn nhất mà hội viên được hưởng là có được môi trường pháp lý để hoạt động thẩm định giá phù hợp, ngày càng hoàn chỉnh, được Hội thay mặt toàn thể hội viên đã nghiên cứu có ý kiến phản hồi, tham gia xây dựng với cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần để các công ty và hội viên hoạt động có hiệu quả, hạn chế các rủi ro nghề nghiệp, phát triển bền vững.

          - Được Hội làm “cầu nối” với cơ quan quản lý Nhà nước về TĐG để phản ảnh tâm tư, nguyện vọng các vướng mắc của hội viên để các công ty và hội viên tổ chức triển khai hoạt động thẩm định giá một cách thuận lợi..

          - Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực TĐG, hòa giải tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.

          - Được Hội giới thiệu là các doanh nghiệp, thẩm định viên có đủ điều kiện hoạt động TĐG với các cơ quan, tổ chức, khách hàng có nhu cầu TĐG trong cả nước.

          - Được tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và các hoạt động khác do Hội tổ chức.

          - Được mời tham dự các Hội nghị, Hội thảo trong nước và quốc tế, học tập kinh nghiệm nước ngoài liên quan đến hoạt động TĐG.

          - Được Hội phổ biến, huấn luyện kiến thức, cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực TĐG và các lĩnh vực hoạt động của Hội.

          - Được miễn giảm học phí: khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ TĐG để thi lấy Thẻ thẩm định viên về giá; hoặc các lớp ôn tập hệ thống kiến thức để thi lấy Thẻ TĐV về giá; các khóa bồi dưỡng cập nhật kiến thức hàng năm để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo đủ điều kiện hành nghề TĐG.

          - Được tham gia các cuộc trao đổi thông tin, góp ý xây dựng cơ chế chính sách, đề xuất các kiến nghị liên quan đến lĩnh vực TĐG.

          - Được tham gia phong trào thi đua, các hoạt động xã hội - nghề nghiệp và các hoạt động khác do Hội tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật.

         

- Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.

- Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.

- Được giới thiệu hội viên mới.

- Được khen thưởng theo quy định của Hội.

- Được cấp thẻ hội viên.

- Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.

- Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hội.

Điều 3. Nghĩa vụ của hội viên

          1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.

          2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.

          3. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.

          4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.

          5. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.

Điều 4. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên

1. Hồ sơ xin gia nhập Hội gồm:

a) Đơn xin gia nhập Hội;

b) Bản sơ yếu lý lịch (đối với cá nhân);

c) Bản sao (có công chứng) quyết định thành lập, giấy phép hoạt động (đối với tổ chức);

d) Sơ yếu lý lịch của người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (đối với tổ chức).

2. Thẩm quyền kết nạp hội viên chính thức: Chủ tịch Hội có quyền quyết định về việc kết nạp hội viên chính thức hoặc ủy quyền bằng văn bản cho các Trưởng chi hội của Hội tại các địa phương xem xét kết nạp hội viên chi hội khi có đủ điều kiện.

3. Hội viên phải nộp hội phí trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày được kết nạp.

4. Ban Chấp hành Hội thông báo danh sách hội viên mới trên website của Hội trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hội viên được kết nạp.

Điều 5. Thủ tục chấm dứt quyền hội viên

1. Hội viên tự nguyện xin rút khỏi Hội phải nộp đơn cho Ban Chấp hành Hội. Quyền và nghĩa vụ của hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Chấp hành Hội ra thông báo chấp thuận.

2. Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hội khi vi phạm một trong những trường hợp sau:

a) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín hoặc kinh tế của Hội, hội viên khác;

b) Không đóng hội phí trong vòng 60 (sáu mươi) ngày, kể từ khi Hội thông báo nhắc nhở lần thứ 2 (hai);

c) Làm trái các quy định của Điều lệ Hội;

d) Không chấp hành nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Hội.

3. Hội viên bị khai trừ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số uỷ viên Ban Chấp hành tán thành. Quyết định khai trừ hội viên có hiệu lực kể từ ngày ký và được thông báo trên website của Hội.

4. Hội viên là tổ chức bị phá sản, bị rút giấy phép hoạt động hoặc hội viên là cá nhân qua đời, bị mất năng lực hành vi dân sự, mất quyền công dân theo quy định của pháp luật, không có điều kiện, khả năng tham gia các hoạt động của Hội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đương nhiên bị mất tư cách hội viên của Hội. Quyền và nghĩa vụ của hội viên chấm dứt sau khi Ban Chấp hành Hội ra thông báo.

Điều 6. Khen thưởng

          1. Các hội viên, các tổ chức và cán bộ của Hội có thành tích xuất sắc đóng góp vào hoạt động của Hội, được Ban Chấp hành Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hội và Quy chế thi đua khen thưởng do Ban Chấp hành Hội ban hành.

Điều 7. Kỷ luật

1. Các hội viên vi phạm Điều lệ của Hội; không chấp hành các Nghị quyết của Đại hội và Quyết định của Ban Chấp hành Hội gây ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín của Hội, tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị thi hành một trong các hình thức kỷ luật sau: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ ra khỏi Hội hoặc đề nghị xử lý trước pháp luật.

2. Thẩm quyền, quy trình xem xét, kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hội và Quy chế thi đua khen thưởng do Ban Chấp hành Hội ban hành.

Điều 8: Hiệu lực thi hành

1.     Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký Quyết định ban hành.

2.     Những Quy định trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ. Mọi thay đổi đối với Quy chế này do Ban Chấp hành Hội quyết định./.

 

 

HỘI THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

         

(Hội Thẩm định giá Việt Nam )

04 QD Quy che Hội viên

Mau don xin ra nhap Hoi to chuc

Thu tuc xin ra nhap Hoi Tham dinh gia VN


Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến

skype: taina1123

Thống kê truy cập

Đang online:

Hôm nay:

Hôm qua:

Tháng này:

Tháng trước:

Tổng số truy cập: