Đại hội nhiệm kỳ IV Hội Thẩm định giá Việt Nam thành công tốt đẹp

10/06/2023
0

Sáng ngày 9/6, tại Hà Nội, Hội Thẩm định giá Việt Nam (VVA) đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ IV (2023-2027) với sự tham dự của hàng trăm đại biểu là hội viên doanh nghiệp thẩm định giá, các thẩm định viên về giá và đại diện Bộ Tài chính.

Đại hội nhiệm kỳ IV Hội Thẩm định giá Việt Nam thành công tốt đẹp

Đại hội nhiệm kỳ IV (2023-2027) Hội Thẩm định giá Việt Nam (VVA)

Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch VVA cho biết: Nhiệm kỳ III (2018-2022) Hội Thẩm định giá Việt Nam hoạt động trong bối cảnh có những thuận lợi nhất định nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, bất trắc, rủi ro. Đặc biệt là những hệ quả do đại dịch Covid-19 gây ra khiến nhu cầu thẩm thẩm định giá giảm sút, những nguồn lực, năng lực nội tại có những bất cập được bộc lộ là thị trường thẩm định giá (TĐG) diễn ra không chỉ kém sôi động mà còn bị “rung lắc” theo những chiều hướng rất bất lợi tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp TĐG và thẩm định viên về giá.

Tuy nhiên, nhờ có tinh thần đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu quyết tâm xây dựng Hội Thẩm định giá Việt Nam thành một tổ chức nghề nghiệp vững mạnh, đáp ứng đòi hỏi của việc phát triển nghề nghiệp TĐG và yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. Toàn hội đã bám sát các quy định của Điều lệ Hội, phương hướng nhiệm vụ của Đại hội III, kế thưa và phát huy những thành quả mà các nhiệm kỳ trước đã đạt được và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ có hiệu quả của các Bộ, ngành, các địa phương. Tích cực phát huy những thuận lợi , chủ động có những biện pháp khắc phục những khó khăn, chuyển hướng hoạt động của Hội thích ứng với tình hình thực tế theo hướng đổi mới, đột phá hoạt động của Hội nhiệm kỳ vừa qua mặc dù còn có những hạn chế, tồn tại nhất định nhưng đã đạt được những thành công toàn diện trên nhiều lĩnh vực”, Chủ tịch VVA Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh.

dscf9481.jpg

Ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch VVA nhiệm kỳ III phát biểu khai mạc Đại hội.

Về phương hướng nhiệm vụ của VVA trong nhiệm kỳ IV (2023-2027), Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh, Hội xác định tiếp tục xây dựng Hội trở thành “cánh tay nối dài” của Bộ Tài chính trong quản lý hoạt động TĐG và là cầu nối thiết thực có hiệu quả giữa doanh nghiệp TĐG, Thẩm định viên về giá với cơ quan quản lý nhà nước và ngược lại.

Theo đó, để đạt được mục tiêu trên, ông Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, trong nhiệm kỳ tới, VVA sẽ đề ra những phương hướng cụ thể như: Tiếp tục tham mưu tư vấn phản biện chính sách về kinh tế, tài chính, giá cả với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Cùng với cơ quan Nhà nước tiếp tục xây dựng hoàn thiện môi trường pháp lý về thẩm định giá; Tổ chức liên kết, đoàn kết hội viên, bảo vệ lợi ích cho hội viên và hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của các doanh nghiệp thẩm định giá và các thẩm định viên về giá; Tổ chức tốt các công tác truyền thông, công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học thẩm định giá…

Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính tán thành “Báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ III (2018-2022), phương hướng hoạt động nhiệm kỳ IV (2023-2027) mà Ban Chấp hành Hội Thẩm định giá Việt Nam đã trình ra trước Đại hội.

Cục trưởng Cục Quản lý giá đánh giá trong nhiệm kỳ vừa qua, hoạt động của Hội Thẩm định giá Việt Nam diễn tra trong điều kiện có thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn hơn nhiệm kỳ trước, nhất là những tác động bất lợi của đại dịch Covid -19 đưa lại và sự suy giảm kinh tế toàn cầu tác động kéo theo sự suy giảm kinh tế trong nước…đã làm cho hoạt động thẩm định giá có những hạn chế, tồn tại nhất định như Báo cáo tổng kết đã chỉ ra. Nhưng nhờ tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, đổi mới phương thức hoạt động phù hợp với thực tế đòi hỏi, Hội Thẩm định giá Việt Nam đã hoàn thành tốt các quy định của Điều lệ Hội và các nhiệm vụ Bộ Tài chính giao; tiếp tục khẳng định và nâng cao được vị thế, uy tín của Hội nghề nghiệp trong lĩnh vực giá và thẩm định giá.

“Bộ Tài chính luôn ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Hội Thẩm định giá Việt Nam trong việc phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý về giá và thẩm định giá, những thành công trong công tác đào tạo, truyền thông, nghiên cứu khoa học về giá và thẩm định giá…”, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Minh Tiến chia sẻ.

dscf9315.jpg

Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính phát biểu tại Đại hội.

Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý giá, trong thời gian tới, nhiệm vụ mà Bộ Tài chính đặt ra là phải tiếp tục xây dựng, tổ chức quản lý hoạt động thẩm định giá với chất lượng và hiệu quả cao hơn đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để đạt được mục tiêu trên, ngoài những vẫn đề mà Hội đã đặt ra trong phương hướng hoạt động nhiệm kỳ IV (2023-2027) đề nghị Hội Thẩm định giá Việt Nam quan tâm hơn nữa đến một số vấn đề trọng tâm gồm:

Thứ nhất, tiếp tục tập hợp trí tuệ của toàn Hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính xây dựng, hoàn thiện, hướng dẫn thi hành triển khai thực hiện Luật Giá, các văn bản hướng dẫn Luật Giá (sửa đổi) và hệ thống các Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam.

Thứ hai, liên kết, đoàn kết hội viên, hỗ trợ, khuyến khích, giám sát hoạt động của các hội viên bằng các hình thức thích hợp nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về thẩm định giá, coi trọng và giữ gìn đạo đức hành nghề uy tín nghề nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ, hạn chế rủi ro… Đây là những yêu cầu phải được các hội viên đặc biệt coi trọng bởi nó là chìa khóa đưa đến niềm tin của xã hội và thành công hay thất bại của ngành nghề.

Thứ ba, tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính thường xuyên kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá, kiểm soát tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về thẩm định giá; đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức về thẩm định giá; tuyên truyền chủ trương, chính sách, cơ chế điều hành giá và thẩm định giá của Nhà nước.

Thứ tư, tiếp tục xây dựng Hội phát triển vững mạnh, luôn luôn xứng đáng là “cánh tay nối dài” của Bộ Tài chính trong việc quản lý, theo dõi lĩnh vực thẩm định giá có hiệu quả hơn.

dscf9483.jpg

Đại hội biểu quyết bầu Ban chấp hành Hội Thẩm định giá Việt Nam nhiệm kỳ IV (2023-2027).

Tại Đại hội, với 100% đại biểu tham dự nhất trí, Đại hội Hội Thẩm định giá Việt Nam lần thứ tư đã bầu ra 21 Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thẩm định giá Việt Nam nhiệm kỳ IV (2023-2027) bao gồm 21 đồng chí:

slide2.jpg
slide3.jpg
slide4.jpg
slide5.jpg
slide6.jpg
222.png
slide8.jpg
slide9.jpg
slide10.jpg
slide11.jpg
slide12.jpg
slide13.jpg
slide14.jpg
slide15.jpg
slide16.jpg
slide17.jpg
slide18.jpg
slide19.jpg
slide20.jpg
slide21.jpg
slide22.jpg

Ban chấp hành nhiệm kỳ IV đặt ra phương hướng cho nhiệm kỳ mới

Phát biểu bế mạc Đại hội, ông Nguyễn Tiến Thoả thay mặt Ban Chấp hành Hội Thẩm định giá Việt Nam nhiệm kỳ IV (2023-2027) nhấn mạnh: Hội Thẩm định giá Việt Nam xác định phương hướng, nhiệm vụ hoạt động nhiệm kỳ IV là: Kiên trì xây dựng và phát triển Hội giữ vững vị thế, nâng cao hơn nữa uy tín trở thành khối liên kết ngành nghề hữu ích với xã hội, trở thành “cánh tay nối dài” của Bộ Tài chínhtrong quản lý hoạt động TĐG và là “cầu nối” thiết thực, có hiệu quả giữa các doanh nghiệp TĐG, thẩm định viên về giá với cơ quan quản lý Nhà nước và ngược lại.

Hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển, nâng cao uy tín, đạo đức nghề nghiệp và sự tin cậy của khách hàng; Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về TĐG; cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả và tăng trưởng bền vững đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 

dscf9465.jpg

Ban Chấp hành Hội Thẩm định giá Việt Nam nhiệm kỳ IV (2023-2027).

Cụ thể Ban Chấp hành Hội TĐG Việt Nam cũng đã đặt ra hàng loạt các phương hướng cần thực hiện trong nhiệm kỳ IV gồm:

Thứ nhất: Tiếp tục chủ động và tích cực triển khai hoạt động tư vấn, phản biện chính sách; tham gia, phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về TĐG nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về TĐG…

Thứ hai: Tiếp tục phối hợp với Cục Quản lý giá và các hội viên có các giải pháp thiết thực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, kiểm soát, đánh giá chất lượng hoạt động TĐG. Thực hiện các giải pháp liên kết các hội viên có hiệu quả hơn thông qua các hoạt động nghiên cứu chuyển giao khoa học về TĐG; tổ chức nghiên cứu, tọa đàm, trao đổi, hội thảo chuyển giao kinh nghiệm trong TĐG; đào tạo, tập huấn, tháo gỡ những khó khăn về kiến thức, nghiệp vụ và thực tiễn cung ứng dịch vụ trong TĐG… Đánh giá, tập hợp những thiếu sót, sai phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ TĐG để cung cấp theo hướng “cảnh báo” những rủi ro nghề nghiệp cho các hội viên tìm các giải pháp chấn chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ TĐG và kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật về TĐG.

Thứ ba: Chủ động tiếp nhận, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động mới khi pháp luật quy định và cơ quan quản lý nhà nước về TĐG chuyển giao.

Thứ tư: Tích cực triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành TĐG, xây dựng các chương trình đào tạo, quy mô phù hợp, sát nhu cầu của xã hội theo các hình thức đào tạo hợp lý.

Thứ năm: Tiếp tục chú trọng triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực giá và TĐG bằng các hình thức thích hợp, trọng tâm là các quy định của pháp luật về TĐG.

Thứ sáu: Phấn đấu để hoạt động cung ứng dịch vụ TĐG của các doanh nghiệp TĐG là hội viên trong Hội đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước về doanh thu, lợi nhuận và nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Phấn đấu chất lượng TĐG qua kết quả kiểm tra, giám sát; đánh giá của Bộ Tài chính đạt từ 80 điểm trở lên. Không để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về TĐG; giảm thiểu các sai sót, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về kết quả TĐG. Đoàn kết giữa các hội viên và giữa hội viên với các doanh nghiệp khác, cam kết không để xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về giá dịch vụ và chất lượng dịch vụ thẩm định giá.

Thứ bảy: Tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác với các tổ chức TĐG quốc tế về các hoạt động hội thảo khoa học, hội nghị thường niên…; phấn đấu mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, thông tin, học tập kinh nghiệm. Chú trọng triển khai các kế hoạch hợp tác với Hiệp hội Thẩm định giá Bất động sản Nhật Bản về việc “chuyển giao” các kinh nghiệm định giá đất hàng loạt của Nhật Bản và những tư vấn về định giá đất ở Việt Nam thông qua các hình thức: Hội thảo, tổ chức khảo sát thực tế, trao đổi thông tin hai chiều… Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ là đại diện cho ngành nghề TĐG với các tổ chức TĐG quốc tế khi được cơ quan quản lý nhà nước giao.

Thứ tám: Thực hiện củng cố tổ chức Ban Chấp hành và các Ban đơn vị thuộc Hội ngay sau Đại hội IV. Triển khai ngay các hoạt động theo nghị quyết của Đại hội thông qua việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các quy chế hoạt động. Đẩy mạnh hoạt động của các Ban nghiệp vụ. Nghiên cứu thành lập Ban Hợp tác quốc tế. Mở rộng các hình thức liên kết với các hội viên; động viên, khuyến khích các hội viên thi đua hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh… Kết nối chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước để thực hiện đúng các quy định của Điều lệ Hội và của Luật Giá. Phấn đấu mỗi năm kết nạp tối thiểu tăng thêm 10% hội viên là doanh nghiệp thẩm định giá và 10% hội viên là cá nhân. 

 

chi.jpg

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi: Hội Thẩm định giá Việt Nam phải thực sự trở thành khối liên kết ngành nghề hữu ích với xã hội

Trong nhiệm kỳ IV, chúng tôi đề nghị Hội Thẩm định giá Việt Nam tiếp tục phát huy những thành công trong nhiệm kỳ vừa qua, kiên trì xây dựng và phát triển, nâng cao hơn nữa uy tín của Hội, để Hội Thẩm định giá Việt Nam thực sự trở thành khối liên kết ngành nghề hữu ích với xã hội đồng thời trở thành “cánh tay nối dài” của Bộ Tài chính trong quản lý hoạt động thẩm định giá, là “cầu nối” thiết thực giữa các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá với cơ quan quản lý Nhà nước và ngược lại.

Bước vào nhiệm kỳ mới, chúng tôi hy vọng rằng, Hội sẽ tiếp tục cùng các hội viên đoàn kết, hợp tác cùng phát triển, nâng cao hơn nữa uy tín, đạo đức nghề nghiệp và sự tin cậy của khách hàng; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thẩm định giá; cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng trưởng bền vững, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự phát triển của nghề thẩm định giá Việt Nam.

Nhằm tạo điều kiện và phát huy tốt vai trò của Hội Thẩm định giá Việt Nam, Bộ Tài chính luôn ủng hộ và khuyến khích các hoạt động của Hội Thẩm định giá Việt Nam trong việc phát triển hội viên; nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế để xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức thi cấp thẻ thẩm định viên về giá, kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên, cũng như trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về thẩm định giá....

Việc hội nhập quốc tế theo định hướng phát triển công nghệ số 4.0 hiện nay là tất yếu và là xu hướng không thể đảo ngược. Không nằm ngoài xu hướng đó, hoạt động thẩm định giá cũng như công tác quản lý Nhà nước về thẩm định giá đòi hỏi các chủ thể phải chủ động thích ứng hội nhập với khu vực và thế giới. Điều này đòi hỏi Hội Thẩm định giá Việt Nam phải tiếp tục nâng cao năng lực hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực thẩm định giá.

Trong định hướng phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam đến năm 2030, Bộ Tài chính đề cao vai trò của Hội Thẩm định giá Việt Nam với vị trí quan trọng trong công tác phản biện, xây dựng chính sách pháp luật về thẩm định giá ở Việt Nam; đồng thời tích cực bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên tham gia Hội cũng như các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá khác.

Theo MarketTimes 

Viết bình luận của bạn:
hotline 024 36410056